Image Alt

Bệnh viện thú cưng Samyang

 / Chó  / Tần suất đưa chó đi khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Chó con mới được đưa về nhà lần đầu nên đưa đi khám sức khỏe thường xuyên

Tần suất đưa chó đi khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?

Để chú chó của bạn sống vui khỏe và lâu dài, việc chăm sóc sức khỏe chủ động là điều không thể thiếu, thay vì chỉ đưa thú cưng đi khám khi có dấu hiệu ốm yếu rõ ràng. Chó rất giỏi che giấu cơn đau, nên việc chẩn đoán kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những đau đớn không cần thiết và giảm bớt chi phí điều trị phức tạp sau này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về tần suất nên đưa chó đi khám sức khỏe định kỳ.

Khám sức khỏe cho chó con

Chó con mới được đưa về nhà lần đầu nên đưa đi khám sức khỏe thường xuyên

Chó con mới được đưa về nhà lần đầu nên đưa đi khám sức khỏe thường xuyên

Khi mới đưa chó con về nhà, bạn sẽ cần đưa chúng đến bác sĩ thú y nhiều lần trong những tháng đầu. 

  • Khám lần đầu: Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra toàn diện, từ tim, phổi, mắt, răng, tai và yêu cầu mẫu phân để kiểm tra ký sinh trùng.
  • Tiêm phòng: Chó con cần tiêm vắc-xin DHPPL để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm như: Distemper (bệnh sài sốt), viêm gan, Parvovirus, ho cũi chó và cúm chó.
  • Tiêm phòng dại: Bắt buộc theo luật định, thường khi chó được khoảng 4 tháng tuổi.
  • Thăm khám theo dõi: Bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn, vệ sinh răng miệng, phòng ngừa bọ chét và ve. Ngoài ra, bạn nên thảo luận về việc triệt sản khi chó đạt từ 6 đến 18 tháng tuổi.

Khám sức khỏe cho chó trưởng thành

Sau khi chó trưởng thành, bạn không cần đưa chúng đi khám thường xuyên như khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc khám định kỳ hàng năm là cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Chó trưởng thành nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, răng miệng, tai, mắt và nghe tim, phổi. Họ cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc yêu cầu mẫu phân để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
  • Tái tiêm vắc-xin: Vắc xin DHPPL và dại được tiêm lại mỗi 1-3 năm, tùy theo nơi ở và loại vắc xin sử dụng.
  • Phát hiện các vấn đề tiềm ẩn: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề mà chủ nuôi có thể không nhận thấy, chẳng hạn như béo phì hoặc bệnh răng miệng. Đây là những bệnh có thể phát triển dần dần và gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm khớp, tiểu đường và bệnh tim nếu không được kiểm soát.

Khám sức khỏe cho chó già

Chó già cần được thăm khám thường xuyên hơn để phát hiện sớm các bệnh tuổi già. Thời điểm chó được coi là già phụ thuộc vào giống và kích thước. Ví dụ, một chú Papillon 7 tuổi khác với một chú Irish Wolfhound 7 tuổi.

Chó già nên được thăm khám định kỳ 2 lần mỗi năm nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng

Chó già nên được thăm khám định kỳ 2 lần mỗi năm nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng

  • Khám hai lần mỗi năm: Với những chú chó nhỏ, việc thăm khám định kỳ hai lần mỗi năm nên bắt đầu từ khi chúng khoảng 7-9 tuổi. Các giống chó lớn cần được kiểm tra sớm hơn do quá trình lão hóa nhanh hơn và tuổi thọ thấp hơn.
  • Xét nghiệm bổ sung: Bác sĩ thường khuyến nghị xét nghiệm máu và chụp X-quang để kiểm tra tình trạng nội tạng và phát hiện sớm các bệnh như ung thư hoặc viêm khớp. Các xét nghiệm này giúp kiểm tra chức năng gan, thận và các dấu hiệu bất thường khác.
  • Tư vấn chế độ ăn uống và quản lý cơn đau: Đối với những chú chó già, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn phù hợp và phương pháp quản lý đau để cải thiện chất lượng sống, đặc biệt trong trường hợp bị viêm khớp hoặc các bệnh mãn tính khác.

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Khi chó bước vào giai đoạn cuối đời, chúng có thể cần gặp bác sĩ thú y thường xuyên hơn để điều chỉnh loại và liều lượng thuốc giảm đau, nhằm giữ cho chúng cảm thấy thoải mái nhất. Nếu bạn không muốn thực hiện các biện pháp điều trị tốn kém và xâm lấn, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về chăm sóc giảm nhẹ để giữ chó thoải mái trong thời gian còn lại.

Khi nào nên đưa chó đi khám ngoài lịch định kỳ?

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi nhỏ ở chó như giảm năng lượng, ăn ít hơn, uống nhiều nước hơn hoặc hành vi không như bình thường, đừng chờ đến lần khám tiếp theo. Việc phát hiện sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của thú cưng.

Bác sĩ thú y khuyến khích chủ nuôi nên gọi điện và hỏi ý kiến nếu có bất kỳ lo ngại nào. Chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ giúp bạn giữ cho người bạn bốn chân của mình luôn vui khỏe.

SAMYANG ANIMAL CLINIC đã cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao tại Việt Nam hơn 5 năm nay với hệ thống bệnh viện thú cưng mang chất lượng Hàn Quốc, bệnh viện thú đầu tiên được mở tại Trung Hòa, Hà Nội vào ngày 11/11/2015. Hiện tại toàn hệ thống có tổng 5 bệnh viện, 2 bệnh viện tại Hà Nội, 3 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, và 1 cơ sở chăm sóc cho thú cưng tại Hà Nội.