Bệnh mất trí nhớ ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tất cả chúng ta đều muốn chó của mình sống lâu, trọn vẹn, nhưng những năm tháng tuổi già của chó thường mang đến nhiều thách thức. Chó già sẽ phải đối mặt với những tình trạng như bệnh thận mãn tính, mất thính lực. Ngoài việc suy giảm thể chất, chó già còn có thể bị suy giảm về nhận thức. Trong đó, chứng mất trí nhớ ở chó ảnh hưởng đến nhiều chú chó già, tương tự như bệnh Alzheimer ở người.
Bệnh mất trí nhớ ở chó là gì?
Chứng mất trí nhớ ở chó đôi khi cũng được gọi là hội chứng rối loạn chức năng nhận thức (CDS) ở chó. Và đây là tình trạng ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của chó.
Nhiều bệnh khác có thể trông giống với các dấu hiệu của CDS. Ví dụ, viêm khớp ở chó có thể dẫn đến mức độ hoạt động thấp hơn. Điều đó khiến CDS trở thành chẩn đoán loại trừ, nghĩa là bác sĩ thú y sẽ cần loại trừ tất cả các nguyên nhân y tế tiềm ẩn khác trước. Do đó, thật khó để biết chứng mất trí nhớ ở chó thực sự phổ biến như thế nào.
Nhưng theo một nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng 28% chó từ 11 đến 12 tuổi có ít nhất một dấu hiệu của chứng mất trí nhớ và con số này tăng lên 68% ở những chú chó trên 15 tuổi.
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn nhận thức ở chó
CDS là do những thay đổi trong não liên quan đến lão hóa. Một trong những thay đổi như vậy ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh của não, là các tế bào truyền thông khắp não. Nếu các tế bào thần kinh không thể hoạt động bình thường, não không thể thực hiện chức năng của mình.
Lý do phổ biến nhất gây ra CDS tương tự như bệnh Alzheimer ở ngời. Nguyên nhân là do tổn thương oxy hóa ở các tế bào não. Một phần là do lưu thông máu kém và ít oxy khả dụng. Một phần là do quá trình chuyển hóa oxy trong các tế bào não bị suy giảm. Những thay đổi này dẫn đến các protein độc hại – protein Tau và Amyloid.
Nhìn chung, bạn có tỷ lệ tử vong của các tế bào thần kinh tăng lên, đặc biệt là ở những vùng lưu trữ trí nhớ. Những vùng đó bao gồm hồi hải mã, một phần của não liên quan đến việc học tập và tạo ra trí nhớ.
Bạn nên chú ý những triệu chứng nào của bệnh mất trí nhớ ở chó?
Triệu chứng mất trí nhớ ở chó bao gồm: mất phương hướng, chu kỳ giấc ngủ thay đổi, không kiểm soát được đại tiểu tiện,…
CDS ảnh hưởng đến những chú chó lớn tuổi, với các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện vào khoảng chín tuổi. Nhưng bệnh tiến triển chậm, bắt đầu chỉ với một hoặc hai dấu hiệu trước khi chó biểu hiện các chỉ số đầy đủ. Các dấu hiệu phổ biến nhất được viết tắt là DISHA. Bao gồm các hành vi như sau:
- Mất phương hướng: Một chú chó mất phương hướng sẽ trông có vẻ bối rối. Ví dụ, chúng có thể bị kẹt ở góc, đi lang thang không mục đích hoặc đi về phía cửa và chờ được thả ra thay vì tự mở.
- Tương tác: Mối quan hệ xã hội của chó với mọi người và các vật nuôi khác sẽ bị ảnh hưởng. Chúng có thể trở nên bám dính khi trước đây chúng độc lập hoặc trở nên xa cách khi trước đây chúng thân thiện.
- Chu kỳ ngủ – thức: Giấc ngủ của chó sẽ thay đổi. Chúng có thể ngủ nhiều hơn và ban ngày, nhưng chủ yếu chúng sẽ bắt đầu thức dậy vào ban đêm.
- Làm bẩn nhà: Chó của bạn có thể bắt đầu đi ị và tè trong nhà. Đây là một ví dụ chính về chứng hay quên do CDS gây ra. Chủ nuôi có thể không nhận ra khi chó đôi khi quên ăn hoặc quên các tín hiệu đã biết. Nhưng họ sẽ luôn nhận ra một chú chó quên việc chúng cần đi vệ sinh.
- Hoạt động: Mức độ hoạt động của chó sẽ thay đổi. Chúng có thể trở nên năng động và bồn chồn hơn hoặc có thể trở nên lờ đờ khi trước đây chúng khá năng động.
Đôi khi bạn sẽ thấy những chú chó mắc CDS có thể trở nên sợ hãi, bám dính và kêu to hơn. Tất cả là do sự lo lắng gia tăng.
Chó cũng gặp vấn đề về học tập và trí nhớ. Chúng có thể quên cách thực hiện hành vi mà bạn đã dạy trước đó, học các hành vi mới chậm hơn và không thể thích nghi với sự thay đổi.
Hội chứng Sundowner ở chó mắc CDS là gì?
Hội chứng Sundowner là một phần của rối loạn chu kỳ ngủ-thức của CDS. Chó của bạn có thể ngủ nhiều hơn vào ban ngày, sau đó trở nên bồn chồn và kích động vào ban đêm. Tương tự như cách một người mắc bệnh Alzheimer có thể bùng phát tình trạng của họ vào buổi tối. Chó có thể đi lại, lang thang hoặc sủa mà không có lý do. Điều này cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Làm thế nào để điều trị rối loạn nhận thức ở chó?
Mặc dù tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ hơn và không cfos cách chữa trị, nhưng vẫn có những cách giúp kiểm soát và làm chậm CDS. Ví dụ, có một số loại thuốc có sẵn. Một là selegiline, được cho là làm chậm quá trình oxy hóa gây tổn thương não. Một loại khác là propentofylline, một loại thuốc giúp lưu thông máu trong não.
Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ thú y về các chất bổ sung như SAMe (S-adenosylmethionine), vitamin E và bạch quả, tất cả đều có tác dụng như chất chống oxy hóa.
Nhiều chủ nhân vật lộn với lựa chọn khó khăn khi tiếp tục nuôi thú cưng hay chọn an tử
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa và chế độ ăn của chó có thể giúp chó lớn tuổi hoàn thành các nhiệm vụ học tập khó khăn hơn, cho thấy việc tiêu thujchungs cso thể cải thiện chức năng nhận thức.
Cuối cùng, đừng loại trừ phương pháp điều trị chứng mất trí nhớ ở chó bằng chế độ ăn uống. Chế độ ăn giàu dầu cá hoặc triglyceride chuỗi trung bình (MCT), bao gồm chế độ ăn dành cho thú y, đã được chứng minh là có hiệu quả.
Có thể rất khó khăn khi sống với mọt chú chú mắc CDS, đặc biệt là nếu chú chó của bạn không còn thân thiện hoặc đi vệ sinh trong nhà. Và thật khó để chứng kiến chất lượng cuộc sống của chú chó của bạn suy giảm. Nhiều chủ vật lộn với việc khi nào nên tiêm thuốc an tử cho một chú chó mắc chứng mất trí.