Nguyên nhân và cách khắc phục mèo bị hôi miệng
Mèo bị hôi miệng gây khó chịu cho bạn và những người xung quanh, vậy nguyên nhân nào khiến mèo hôi miệng? Cách xử lý tình trạng này có đơn giản không? Cùng bệnh viện thú cưng Samyang tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Dấu hiệu mèo bị hôi miệng
Dấu hiệu dễ phát hiện nhất là mùi hôi khó chịu từ miệng mèo
Khi mèo của bạn xuất hiện một số dấu hiệu sau, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra ngay nhé:
- Quá nhiều mảng bám màu nâu trên răng mèo, đặc biệt kèm theo tình trạng chảy nước dãi, khó ăn, viêm nướu.
- Hơi thở có vị ngọt hoặc mùi trái cây bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đặc biệt nếu mèo uống nước và đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
- Hơi thở có mùi nước tiểu là dấu hiệu của bệnh thận.
- Mùi bất thường kèm theo nôn mửa, chán ăn, giác mạc vàng có thể là dấu hiệu bệnh gan.
- Mèo lở miệng cũng gây nên tình trạng hôi miệng.
Nguyên nhân hôi miệng ở mèo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng ở mèo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà mèo của bạn có thể gặp phải.
Mèo mắc bệnh răng miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu ở mèo có thể là vi khuẩn tích tụ trong miệng. Tuyến nước bọt và vi khuẩn hình thành mảng bám sau đó có thể trở thành cao răng. Điều này có thể dẫn đến bệnh nha chu, một bệnh nhiễm trùng các mô nâng đỡ của răng.
Nếu bạn quan sát thấy mèo có cao răng màu nâu quá nhiều. Kèm theo chảy nước dãi, khó ăn hoặc nghiêng một bên khi nhai và nướu bị viêm chính là dấu hiệu mèo bị bệnh răng miệng.
Viêm nướu, viêm miệng ở mèo
Mèo bị viêm nướu, viêm miệng cũng gây tình trạng hôi khi thở
Đây được coi là tình trạng viêm niêm mạc miệng ở mèo. Thường thì mèo dễ mắc các bệnh này. Nguyên nhân có thể do bệnh răng miệng, nhưng đôi khi do vi khuẩn, vi rút hoặc các bệnh dị ứng khác.
Bạn nên tham khảo bác sĩ thú y để biết chính xác mèo của bạn có cần làm xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng như FIV hay Calicillin không.
Mèo bị viêm miệng lympho bào
Trong một vài trường hợp, mèo có thể mắc chứng hôi miệng do tình trạng viêm miệng lymphocytic. Bệnh có thể liên quan đến vi rút giảm bạch cầu ở mèo. Hoặc vi rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo Calicillin. Hoặc cũng có thể do khuẩn Bartonella và các bệnh nhiễm trùng khác.
Mèo hôi miệng do bệnh thận
Mèo mắc bệnh thận có biểu hiện uống nước nhiều hơn và đi vệ sinh nhiều hơn
Đôi khi, mèo hôi miệng không chỉ đơn thuần do sức khỏe răng miệng. Đó còn có thể là sự cảnh báo phía bên trong cơ thể mèo đang gặp vấn đề. Nếu bạn quan sát thấy hơi thở mèo có mùi amoniac hoặc mùi nước tiểu khai thì có thể mèo đã mắc bệnh thận.
Ngoài hơi thở có mùi, mèo còn có biểu hiện lờ đờ, giảm cân, uống nhiều nước hơn và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này phổ biến với mèo dưới 8 tuổi.
Mèo hôi miệng do bệnh tiểu đường
Nếu bạn phát hiện hơi thở của mèo có mùi trái cây, có thể mèo đã mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy chúng uống nhiều nước hơn, đi tiểu nhiều hơn. Kèm theo đó chúng bị giảm cân mặc dù ăn khá nhiều. Bệnh tiểu đường ở mèo thường được khắc phục và điều trị bằng insulin.
Mèo hôi miệng do mắc bệnh gan
Mèo bị bệnh gan cũng có thể khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Chúng thậm chí có thể bị vàng ở mắt và da, cụ thể trên tai hoặc nướu. Khi bị bệnh gan, mèo thường chán ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Chúng cũng uống và đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Với những biểu hiện này, bạn cần đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y để điều trị kịp thời.
Quá trình điều trị phục hồi nhanh hay lâu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh gan ở mèo.
ĐẶT LỊCH KHÁM CHO MÈO VỚI BÁC SĨ SAMYANG
Mèo bị hôi miệng do chế độ ăn uống
Ngoài vấn đề hôi miệng do răng miệng và bệnh lý thường gặp, mèo hôi miệng còn do chế độ ăn uống. Cụ thể như các thực phẩm cá, các thành phần pate làm từ gan cũng khiến miệng mèo có mùi hôi.
Hoặc đơn giản như mèo chạy nhảy ngoài trời rất dễ nhai các vật thể lạ như dây cao su. Chúng có thể không tiêu hóa được hoặc bị mắc kẹt trong miệng. Những vấn đề này khiến mèo bị viêm miệng, gây hôi miệng.
Cách khắc phục mèo bị hôi miệng
Cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho mèo để giảm tình trạng mùi hôi
Cách điều trị cho hơi thở mèo trở nên thơm tho và sạch sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nếu mèo mắc bệnh nha chu
Khắc phục bằng cách làm sạch và đánh bóng răng. Hoặc bác sĩ thú y sẽ tư vấn nhổ răng đã mất hơn 50% phần xương nhằm nâng đỡ răng và mô nướu xung quanh.
Một số loại thuốc có thể giúp mèo giảm tình trạng hôi miệng. Một số thuốc cũng có tác dụng kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu và mô miệng mèo.
Bạn có thể chủ động giảm hôi miệng ở mèo bằng cách đánh răng cho chúng hằng ngày. Một số vật dụng cần để chăm sóc răng miệng ở mèo là: bàn chải đánh răng của mèo, kem đánh răng của mèo, bánh làm sạch răng, bình xịt làm sạch răng, nước uống làm sạch răng…
Nếu mèo hôi miệng do bệnh lý
Trước tiên, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu mèo mắc một trong các bệnh lý đã kể trên, bạn bắt buộc phải điều trị bệnh cho mèo theo hướng tư vấn của bác sĩ. Nếu mèo được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ được điều trị nhanh, chi phí ít. Ngược lại, nếu bạn để mèo ốm quá lâu, mèo có thể gặp biến chứng và điều trị khó khăn hơn.
Các biện pháp phòng ngừa chứng hôi miệng ở mèo
Đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y định kỳ để phòng ngừa bệnh lý gây ra hôi miệng
Biện pháp ngăn ngừa tốt nhất để tránh mèo bị hôi miệng là bạn phải thường xuyên vệ sinh răng miệng cho mèo. Kết hợp với việc đi khám sức khỏe định kỳ cho mèo để tránh các nguyên nhân bệnh lý khác.
Cùng với đó, mèo nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối. Bạn không nên cho mèo chỉ ăn các món ăn tự nấu. Bạn có thể kết hợp cho chúng ăn thức ăn hạt, pate dinh dưỡng cho mèo.
Lưu ý, việc chăm sóc răng miệng cho mèo khá phức tạp. Đặc biệt là các chú mèo nhút nhát. Bạn cần nhẹ nhàng, vuốt ve, tình cảm với mèo thật nhiều để chúng hợp tác cùng bạn trong việc đánh răng.
Trên đây là bài viết của bệnh viện thú cưng Samyang về Nguyên nhân và cách khắc phục mèo bị hôi miệng. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để bạn chăm sóc mèo tốt hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ ngay đến số hotline của chúng tôi: 090.1111.021.