Tất tần tật kinh nghiệm tẩy giun cho chó mà bạn cần biết
Tẩy giun cho chó là việc làm định kỳ và bắt buộc mà bất cứ chủ vật nuôi nào cũng nên làm. Để chú chó của bạn khỏe mạnh, ăn uống tốt, bạn nên theo sát lịch tẩy giun như một biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị ký sinh trùng nếu chó của bạn chẳng may mắc phải. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ tần tất tật các loại giun ở chó, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị tẩy giun an toàn, hiệu quả.
Nguyên nhân chó bị truyền nhiễm giun sán
Chó có thể bị nhiễm giun sán ngay từ khi trong bụng mẹ, hoặc khi tiếp xúc với môi trường chứa ký sinh bên ngoài
Chó con có thể mới sinh ra cũng đã bị truyền nhiễm giun sán từ mẹ. Bởi khi các hormone được tiết ra khi mang thai, giun có thể được truyền từ mẹ sang chó con. Ký sinh trùng có thể truyền qua máu trong tử cung và cả qua việc cho con bú.
Chó là vật mang ký sinh trùng lý tưởng. Vì chúng thường ở những nơi mà ký sinh trùng phát triển mạnh. Đặc biệt, một số chú chó thường xuyên sống ngoài trời, ăn cỏ hoặc phân rất dễ chứa ký sinh trùng. Chó cũng có thói dùng mũi đánh hơi những nơi mà động vật khác đi vệ sinh. Vì vậy, nếu các động vật khác có ký sinh trùng, chúng cũng có thể lây truyền theo cách đó.
Nếu trong đường tiêu hóa của chó có chứa cả giun đực và giun cái, giun cái sẽ đẻ trứng. Hậu quả là nếu không được điều trị, giun có thể sinh sôi nhiều lan trong ruột chó.
Điều trị tẩy giun cho chó con thường bắt đầu khi chúng còn rất nhỏ. Thậm chí, trước khi chúng về nhà với chủ mới. Bạn nên tham khảo bác sĩ thú y thời điểm cho chó con uống thuốc phòng ngừa giun tim càng sớm càng tốt.
Các loại giun sán ở chó
Có nhiều loại giun khác nhau sống ký sinh trong ruột chó. Tùy thuộc vào mỗi loại sẽ gây ra các vấn đề khác nhau cho chó của bạn. Các loại giun thường ảnh hưởng đến chó là giun đũa, giun móc và giun tóc – mà các bác sĩ thú y gọi chung là “giun dài”.
Giun dài ở chó
Nếu chó của bạn thải giun đũa, giun móc hoặc giun tóc cùng phân ra ngoài, thì hình dạng các loại giun này nhìn chung giống như một sợi chỉ trắng, hoặc một sợi mì spaghetti mỏng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chó cũng thải ra những con giun này vào phân của chúng. Vì vậy, rất khó để chủ vật nuôi phát hiện sớm hoặc biết được thú cưng của mình đang có ký sinh trùng.
Một số dấu hiệu mà bạn có thể quan sát thấy như: chó bị nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thờ ơ và sụt cân. Hãy nghi ngờ đến các loại giun móc và giun tóc vì chúng cũng có thể hút máu khiến chó của bạn thiếu máu.
Sán dây ở chó
Nếu chẳng may chó của bạn nuốt phải bọ chét, chúng có thể mang trứng sán dây. Khi đó, sán dây có thể truyền từ ký sinh trùng sang chó. Sán dây thường được thấy trong phân hoặc xung quanh trực tràng của chó. Nó có kích thước nhỏ như một hạt gạo lẫn trong phân chó.
Sán dây thường gây khó chịu và ngứa ngáy ở vùng trực tràng vì những con giun di chuyển xung quanh.
Giun tim ở chó
Giun tim là loại ký sinh trùng dễ phòng ngừa nhất ở chó. Loại ký sinh trùng này được truyền nhiễm thông qua muỗi. Chúng không sống trong đường tiêu hóa mà ký sinh trong tim và mạch máu của chó.
Các triệu chứng cho thấy cho nhiễm giun tim gồm: ho, mạch yếu và lười tập thể dục. Giun tim không xét nghiệm qua phân mà sẽ tiến hành xét nghiệm qua máu. Một số chú chó sẽ được yêu cầu siêu âm tim để chẩn đoán và xác định.
Nếu chó nhiễm giun tim mà không được điều trị kịp thời, chúng có thể suy tim, mắc bệnh phổi và thậm chí tử vong.
>> Đọc thêm: Giun sán ở chó mèo: Dấu hiệu và cách phòng tránh
Cách xác định chó bị nhiễm giun
Nếu chú chó của bạn đi phân mềm, tiêu chảy hoặc hình dạng phân thay đổi, bạn nên đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y. Nên mang theo cả mẫu phân để bác sĩ thú y xét nghiệm nghi ngờ ký sinh trùng. Thậm chí, bạn cũng nên kiểm tra phân của chó khi lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
- Bước 1 – Thu thập mẫu phân từ chó: Bạn chủ động thu thập mẫu phân từ chó, nên đeo găng tay và rửa tay sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Bước 2 – Kiểm tra giun ở chó: Nếu bạn không thể lấy mẫu phân chó ở nhà, hãy cứ đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để tìm cách lấy mẫu phân tại bệnh viện. Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra liệu mẫu phân chó có đang nhiễm loại giun nào hay không.
Phương pháp tẩy giun cho chó hiệu quả nhất
Tẩy giun cho chó bằng đường uống hoặc thuốc xịt trên da
Có rất nhiều phương pháp điều trị tẩy giun an toàn và hiệu quả cho chó. Thuốc tẩy giun đường uống có thể ở dạng viên, bột hoặc lỏng.
Đối với chó con, bác sĩ thú y thường khuyên dùng thuốc tẩy giun dạng lỏng. Bạn nên chú ý liều lượng chính xác dựa trên số cân nặng của chó con để đảm bảo an toàn.
Một số chú chó có thể gặp tác dụng phụ khi tẩy giun như chán ăn, cảm thấy không khỏe. Nhưng những trường hợp này là rất hiếm.
Ngoài ra, có những phương pháp điều trị tẩy giun tại chỗ được hấp thụ qua da. Thuốc tẩy giun tại chỗ nhắm vào giun và thường không gây ra tác dụng phụ tiêu cực cho chó của bạn. Tuy nhiên, một số chú chó có thể bị phản ứng da như ngứa ngáy và khó chịu. Nếu gặp vấn đề này, bạn có thể rửa sạch sản phẩm trên da để giảm tác dụng phụ.
Trên đây là bài viết Tất tần tật kinh nghiệm tẩy giun cho chó mà bạn cần biết của Samyang Animal Clinic. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc thú cưng của bạn tốt hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc và cần giải đáp thêm, hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 090 1111 021.