Image Alt

Bệnh viện thú cưng Samyang

 / Chó  / Giun sán ở chó mèo: Dấu hiệu và cách phòng tránh
Bệnh giun sán ở chó mèo

Giun sán ở chó mèo: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh giun sán ở chó mèo là bệnh ký sinh trùng rất nguy hiểm, nhưng nhiều chủ nuôi vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tẩy giun cho thú cưng. Bài viết này của Samyang Animal Clinic sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về bệnh, từ đó hiểu cặn kẽ về việc tại sao nên tẩy giun cho thú cưng nhé.

Những điều cần biết về giun sán ở chó mèo

Hiện nay chó mèo được coi là một thành viên quan trọng trong gia đình, nên việc chú trọng đến sức khỏe thú cưng cũng là một việc rất quan trọng, trong đó có việc tẩy giun.

Giun sán không chỉ gây bệnh trên chính chó mèo mà còn ảnh hưởng, truyền lây không tốt đến sức khỏe con người. Việc phòng và tẩy giun cho thú cưng không chỉ nhằm loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể của thú cưng mà còn ngăn chặn việc truyền lây ra môi trường và ra cộng đồng.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm giun sán

Những đối tượng nào có nguy cơ dễ nhiễm giun sát, dấu hiệu thú cưng mắc giun sán là gì?

Thực chất, mọi lứa tuổi ở chó mèo đều có khả năng nhiễm giun sán, kể cả khi nuôi ở mội trường nuôi thả hay môi trường trong nhà. Điều này sẽ phụ thuộc vào môi trường sống và thói quen sinh hoạt của chó mèo.

Kể cả chó mèo sơ sinh cũng có thể mắc giun sán do truyền từ mẹ sang con. Bởi trước khi phối giống, chó mèo mẹ mắc giun sán mà chưa được tẩy giun thì cũng có thể truyền sang cho con làm cho chó mèo con nhiễm giun sán.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm giun sán ở chó mèo

Các dấu hiệu mà chủ nuôi có thể nhận biết tại nhà của mình:

  • Lông của chó mèo xơ xác.
  • Cho ăn nhiều nhưng chó mèo vẫn gầy, còi.
  • Chó mèo đi phân ra giun hoặc sán.
  • Chó mèo nôn mửa, tiêu chảy ra phân nhầy lẫn máu.

Các biện pháp phòng tránh giun sán cho thú cưng

Trước tiên, môi trường trong nhà phải sạch sẽ, ăn sạch, uống nước sạch. Đối với những chế độ ăn bằng thức ăn tự nấu, đồ sống cần tìm nguồn thức ăn đảm bảo. 

Hạn chế tiếp xúc với những đối tượng có khả năng đang nhiễm giun sán. Ngoài ra, điều quan trọng là phải tẩy giun định kỳ cho các bạn chó mèo. 

Ở Samyang Animal Clinic đang thực hiện theo một quy trình tẩy giun như sau:

  • Chó mèo sơ sinh đến tuần tuổi thứ 3: Bắt đầu tẩy giun.
  • Chó mèo dưới 6 tháng tuổi: Tẩy giun 1 tháng 1 lần.
  • Chó mèo trên 6 tháng tuổi: Tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần.

Nhìn chung, tùy vào môi trường sinh hoạt và thói quen sinh hoạt của chó mèo để bác sĩ hướng dẫn và tư vấn chi tiết nhất. Ngoài ra, đối với chó mèo trong giai đoạn sinh sản, trước ngày phối giống ít nhất 10 ngày, chủ nuôi nên thực hiện biện pháp tẩy giun.

Tóm lại, việc tẩy giun cho chó mèo là rất quan trọng và cần thiết. Thế nên, chủ nuôi nên chủ động tẩy giun định kỳ cho các bạn chó mèo.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Samyang Animal Clinic về thông tin tẩy giun cho chó mèo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 090 1111 021.

>> Xem thêm: Viêm tử cung ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

SAMYANG ANIMAL CLINIC đã cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao tại Việt Nam hơn 5 năm nay với hệ thống bệnh viện thú cưng mang chất lượng Hàn Quốc, bệnh viện thú đầu tiên được mở tại Trung Hòa, Hà Nội vào ngày 11/11/2015. Hiện tại toàn hệ thống có tổng 5 bệnh viện, 2 bệnh viện tại Hà Nội, 3 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, và 1 cơ sở chăm sóc cho thú cưng tại Hà Nội.