Image Alt

Bệnh viện thú cưng Samyang

 / Chó  / Bệnh Leptospirosis ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chó cần được điều trị tích cực bằng kháng sinh và cần được lưu viện cho đến khi sức khỏe hồi phục

Bệnh Leptospirosis ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các vi sinh vật trong đất và nước, chẳng như như nấm hoặc vi khuẩn, có thể khiến chó bị bệnh. Những chú chó tiếp xúc với một loại vi sinh vật, vi khuẩn có tên Leptospira, có thể phát triển thành căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng là bệnh leptospirosis ở chó. Dưới đây là những đặc điểm về bệnh leptospirosis, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị để giữ an toàn cho chú chó của bạn.

Bệnh Leptospirosis là gì?

Bệnh Leptospirosis ở chó là bệnh nhiễm trùng do Leptospira gây ra

Bệnh Leptospirosis ở chó là bệnh nhiễm trùng do Leptospira gây ra

Leptospirosis ở chó là một bệnh nhiễm trùng do Leptospira gây ra, đây là loại vi khuẩn nhắm vào gan và thận. Vi khuẩn thường lây truyền qua các nguồn nước bị ô nhiễm. Một chủng thực sự có thể xâm nhập vào cơ thể qua da chó nếu chúng bơi trong nước bị ô nhiễm. Căn bệnh này ở chó thường được dự đoán là có thể gây tử vong.

Khí hậu ẩm ướt là nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn Leptospira, được tìm thấy trong thận của chuột cống, chồn hôi, gấu trúc và thú có túi bị nhiễm bệnh. Vì những loài động vật này được tìm thấy trên khắp thế giới nên bệnh leptospirosis cũng vậy. Vi khuẩn bài tiết có thể tồn tại trong nước, bùn và nước tiểu trong thời gian dài.

Chó có thể bị bệnh do uống nước bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, chúng có thể bị bệnh nếu vết thương hở tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Chó cũng có thể mắc bệnh leptospirosis nếu chúng bị động vật nhiễm bệnh cắn hoặc ăn mô từ cơ thể của động vật đã bị nhiễm bệnh. Cũng có khả năng chó mang thai truyền bệnh leptospirosis qua nhau thai cho chó con của mình. 

Con người cũng có thể mắc bệnh leptospirosis khi tiếp xúc với nước tiểu hoặc chất dịch cơ thể khác của chó bị nhiễm bệnh (trừ nước bọt) hoặc tiếp xúc với thức ăn, nước hoặc đất bị nhiễm nước tiểu bị bệnh. Để phòng ngừa, hãy đeo găng tay dùng một lần khi xử lý các vật dụng đã tiếp xúc với nước tiểu của chó và rửa tay kỹ sau đó.

Các triệu chứng của bệnh Leptospirosis ở chó

Chó mắc bệnh Lepto có rất nhiều triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, lười vận động,...

Chó mắc bệnh Lepto có rất nhiều triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, lười vận động,…

Theo Hiệp hội Y khoa Thú y Hoa Kỳ (AVMA), các dấu hiệu của bệnh leptospirosis ở chó có thể là:

  • Hôn mê
  • Chán ăn
  • Cơ bắp mềm
  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Mất nước
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Run rẩy
  • Không muốn di chuyển
  • Sưng đau ở vùng mắt
  • Khát hơn bình thường
  • Vàng da hoặc xuất hiện màu vàng ở mắt, da và nướu của chó
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân, hoặc xuất hiện dưới dạng vết bầm nhỏ trên da và lòng trắng mắt của chó.

Ở hầu hết các chú chó, bác sĩ thú y có thể thấy một số triệu chứng này cũng như chỉ số thận tăng lên (khi mức độ của một số chất trong thận của chó tăng cao). Ở nhiều chú chó khác, bác sĩ thú y lại thấy chỉ số gan tăng lên. Chất lỏng cũng có thể tích tụ trong cơ thể chó, khiến các bộ phận trên cơ thể như chân sưng lên.

Không phải tất cả các chú chó đều có dấu hiệu bị bệnh sau khi bị nhiễm vi khuẩn Leptospira. Và ngay cả khi chúng có dấu hiệu xấu thì nguyên nhân trực tiếp có thể không rõ ràng vì sốt và hôn mê có thể là dấu hiệu lâm sàng của các bệnh khác. 

Chẩn đoán bệnh Leptospirosis ở chó

Chó cần được làm xét nghiệm chuyên sâu để phân tích khả năng bị bệnh Lepto

Chó cần được làm xét nghiệm chuyên sâu để phân tích khả năng bị bệnh Lepto

Nếu bạn nhận thấy những hành vi kể trên của chú chó, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y sẽ ghi lại lịch sử chi tiết về sức khỏe của chó, bao gồm cả tình trạng tiêm chủng của chúng và họ sẽ tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để tìm kiếm men gan và thận tăng cao. 

Cần phải có các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn trong máu hoặc nước tiểu của chó. Thông thường, đây sẽ là xét nghiệm PCR – phản ứng chuỗi polymerase được gửi đến phòng thí nghiệm y tế để tìm kiếm vật liệu di truyền từ vi khuẩn Leptospira trong máu hoặc nước tiểu. Một xét nghiệm khác là xét nghiệm ngưng kết dưới kính hiển vi, phát hiện kháng thể đối với căn bệnh này.

Bệnh Leptospirosis gây ra ở chó mọi lứa tuổi, giống, giới tính hoặc kích cỡ. Tất nhiên, bênh này phổ biến hơn ở những chú chó thường xuyên ở ngoài trời với quy mô vừa và lớn ở vùng nông thôn. Hoặc là những chú chó thể thao tiếp xúc với động vật hoang dã cũng như nước và bùn bị ô nhiễm. Nhưng tất cả các chú chó đều có khả năng mắc bệnh leptospirisis. Ví dụ, vật nuôi sống ở khu vực đông dân cư có thể bị nhiễm bệnh nếu chúng thường xuyên ở không gian ngoài trời bị nhiễm nước tiểu của loài gặm nhấm hoặc gia súc.

Điều trị bệnh Leptospirosis ở chó

Chó cần được điều trị tích cực bằng kháng sinh và cần được lưu viện cho đến khi sức khỏe hồi phục

Chó cần được điều trị tích cực bằng kháng sinh và cần được lưu viện cho đến khi sức khỏe hồi phục

Chó nhiễm bệnh leptospirosis có thể dẫn đến bệnh nặng và thậm chí tử vong. Việc điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót ở chó càng cao.

Nếu chú chó của bạn bị bệnh nặng, chúng có thể phải nhập viện và điều trị tích cực bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, truyền dịch và hỗ trợ dinh dưỡng. Tiếp tục dùng kháng sinh lâu dài (theo chỉ định của bác sĩ thú y) có thể đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng sẽ thuyên giảm và chú chó của bạn không mang bệnh đi truyền nhiễm. 

Sau khi chó ăn uống tốt, chúng có thể trở về nhà và bắt đầu dùng kháng sinh đường uống. 

Ngăn ngừa bệnh Leptospirosis ở chó

Bệnh leptospirosis phổ biến nhất ở những khu vực ấm và ẩm ướt. Nhưng gần đây, đã có những đợt bùng phát bệnh trên khắp thế giới. Mặc dù không có giống chó cụ thể nào có nguy cơ mắc bệnh về mặt di truyền, nhưng một số chú chó có thể dễ mắc bệnh hơn do tuổi tác, lịch sử tiêm phòng kém và tình trạng sức khỏe.

Chó có thể sẽ ở bên ngoài vào một lúc nào đó, bất kể bạn sống ở đâu. Vì vậy, tốt nhất là tránh để chúng tiếp xúc với nước tù đọng hoặc nguồn nước tự nhiên có khả năng bị ô nhiễm. Cố gắng hạn chế chúng đánh hơi hoặc liếm vết nước tiểu của những chú chó khác. Đồng thời khử trùng triệt để không gian ngoài trời nơi động vật có xu hướng đi tiểu.

Hiện nay, bệnh Leptospirosis đã có vắc xin ngừa bệnh ở chó, tiêm được cho chó con trên 12 tuần tuổi và tiêm mỗi năm một lần ở chó trưởng thành. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin về bệnh Leptospirosis ở chó, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 1111 021 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé.

SAMYANG ANIMAL CLINIC đã cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao tại Việt Nam hơn 5 năm nay với hệ thống bệnh viện thú cưng mang chất lượng Hàn Quốc, bệnh viện thú đầu tiên được mở tại Trung Hòa, Hà Nội vào ngày 11/11/2015. Hiện tại toàn hệ thống có tổng 5 bệnh viện, 2 bệnh viện tại Hà Nội, 3 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, và 1 cơ sở chăm sóc cho thú cưng tại Hà Nội.