Top 5 loại bệnh phổ biến trên mèo có thể bạn chưa biết
Mèo là thú cưng được nhiều gia đình yêu thích, chăm sóc trong nhà. Tuy nhiên, nuôi mèo không dễ và chúng thường mắc một số bệnh khó chữa. Vậy các bệnh phổ biến trên mèo là gì? Biện pháp để phòng tránh ra sao? Hãy cùng Samyang Animal Clinic tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Top 5 bệnh phổ biến trên mèo có thể bạn chưa biết
Dưới đây là liệt kê 6 bệnh hàng đầu mà mèo thường hay gặp phải. Đó đều là những bệnh khó chữa, tốn nhiều chi phí và rủi ro trong điều trị cao.
Feline Leukemia (FeLV) – Bệnh bạch cầu ở mèo
Mèo bị nhiễm bạch cầu có thể phá hủy hệ thống miễn dịch
Mèo nhiễm vi rút bệnh bạch cầu rất khó chữa và ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh này có thể dẫn đến một loạt các bệnh nhiễm trùng thứ phát khiến hệ thống miễn dịch bị phá hủy. Bạch cầu là nguyên nhân chính hàng đầu dẫn đến tử vong ở mèo.
Sau khi tiếp xúc với virus, mèo gần như không có triệu chứng trong nhiều tháng. Do đó, đến khi phát hiện ra bệnh thì sức khỏe của mèo đã trở nặng. Cách để biết mèo của bạn có nhiễm FeLV hay không, hãy cho mèo đi test nhanh. Nếu chúng chưa nhiễm bệnh nhưng đã tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh, hãy tiêm vắc xin phòng bệnh để giảm thiểu rủi ro.
Feline Viral Rhinotracheitis – Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Một loại bệnh phổ biến trên mèo khác là nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo. Biểu hiện giống như cảm lạnh thông thường và mèo dễ bị lây nhiễm lẫn nhau. Vì vậy, mèo bắt buộc phải được tiêm vắc xin để phòng tránh lây chéo với những mèo khác.
Các triệu chứng của bệnh có thể dễ phát hiện là mèo sốt vừa, chán ăn, hắt hơi, chảy nước mũi. Đặc biệt, bệnh dễ bắt gặp với mèo con. Nhưng bệnh này gây nguy hiểm cho mèo mọi lứa tuổi do phương pháp điều trị vẫn còn hạn chế.
Feline Panleukopenia – Bệnh Sài sốt ở mèo
Mèo mắc bệnh sài sốt có thể sẽ phải sống cả đời cùng bệnh
Bệnh này gây ra bởi một loại vi rút rất kháng thuốc. Nó có thể tồn tại tối đa một năm bên ngoài cơ thể. Do đó, hầu hết mèo bị bệnh này sẽ phải sống cùng bệnh cả đời. Thậm chí, tỷ lệ lây nhiễm cho những con mèo không được bảo vệ lên tới 90 – 100%. Do vậy mà việc tiêm phòng căn bệnh có khả năng gây tử vong cao này là vô cùng cần thiết.
Các triệu chứng có thể bao gồm: bơ phờ, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước nghiêm trọng, sốt và tử vong. Điều đáng mừng là vắc xin phòng bệnh này hoạt động rất hiệu quả.
Rabies – Bệnh dại
Là căn bệnh có virus nan y khó chữa. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của hầu hết động vật có vú, bao gồm con người. Nó lây lan qua tiếp xúc với nước bọt của động vật bị nhiễm (chồn hôi, cáo, gấu trúc và dơi) qua vết cắn hoặc cào xước trên da.
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng để mèo có khả năng chống lại bệnh dại cao hơn. Thực tế, không có cách chữa trị nếu mèo bị bệnh dại. Đó là lý do ngành thú y luôn khuyến cáo hoặc bắt buộc người dân tiêm phòng dại cho thú cưng. Ngoài ra, nếu bạn muốn đưa thú cưng đi du lịch nước ngoài, bạn bắt buộc phải có sổ tiêm phòng chó mèo đầy đủ.
Chlamydophila – vi khuẩn gây viêm kết mạc
Một trong các căn bệnh phổ biến khác là viêm kết mác trên mèo. Loại vi khuẩn Chlamydophila có thể lây nhiễm sang phổi, đường tiêu hóa và đường sinh dục. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt ở mèo con. Do đó, tiêm chủng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm trùng Chlamydophila trong môi trường nhiều mèo. Vi khuẩn này còn có thể lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp.
Cách phòng tránh các bệnh phổ biến trên mèo bằng vắc xin
Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh phổ biến hiệu quả trên mèo là tiêm vắc xin. Đối với mèo con, chúng được cung cấp kháng thể thông qua sữa mẹ. Nhưng khi lớn lên và cai sữa, chúng cần được bảo vệ thông qua các mũi tiêm chủng vắc xin.
Vắc xin hoạt động như thế nào?
Vắc xin chứa một lượng nhỏ chất biến đổi hoặc “bất hoạt” virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật gây bệnh khác. Khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của mèo để tạo ra các tế bào và protein chống lại bệnh tật.
Mèo nên được tiêm phòng khi nào?
Nên đưa mèo đi tiêm các bệnh phổ biến thường gặp
Nhìn chung, khả năng miễn dịch của mèo con sẽ giảm dần sau khoảng 9 tuần tuổi. Sau đó là thời gian thích hợp để bắt đầu tiêm phòng. Các mũi tiêm cần được nhắc lại sau mỗi 3-4 tuần cho đến khi mèo con được 12-16 tuần tuổi. Nếu khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi nhắc lại quá lâu, mèo cần phải tiêm nhắc lại 1 lần nữa.
Sau đó, mèo của bạn sẽ cần tiêm phòng lặp lại trong suốt quãng đời của chúng. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ thú y đối với mèo của bạn.
Mèo nên được tiêm phòng những loại vắc xin nào?
Hầu hết các bác sĩ thú y khuyên rằng bạn nên đưa mèo tiêm phòng các bệnh khó chữa, dễ lây lan. Những bệnh phổ biến nên tiêm trên mèo bao gồm: Giảm bạch cầu, viêm mũi do virus ở mèo, Calicivirus, bệnh dại và tùy thuộc vào hoàn cảnh sống. Các loại vắc xin khác có thể được khuyên nghị. Dựa trên đánh giá của bác sĩ thú y về rủi ro như yếu tố di truyền, môi trường sống.
Tiêm vắc xin có hiệu quả thế nào với những bệnh phổ biến trên mèo?
Ở bất kỳ phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nào cũng không thể đảm bảo 100%. Việc tiêm phòng vắc xin cũng vậy. Tuy nhiên, tiêm phòng kết hợp dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo điều kiện vệ sinh là cách bảo vệ thú cưng tốt nhất.
Thêm vào đó, khi bạn điều trị một căn bệnh nghiêm trọng cho thú cưng, bạn phải trả giá bằng tiền bạc và sự đau khổ. Do đó, việc phòng ngừa bằng tiêm phòng chắc chắn là lựa chọn tốt hơn.
Trên đây là bài viết Top 6 loại bệnh phổ biến trên mèo có thể bạn chưa biết của Samyang Animal Clinic. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc thú cưng tốt hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc cần tư vấn, hãy gọi đến hotline của chúng tôi: 090.1111.021.