Image Alt

Bệnh viện thú cưng Samyang

 / Chó  / Áp xe ở chó mèo: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
Thú cưng cũng có thể bị áp xe ở tuyến hậu môn do

Áp xe ở chó mèo: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Cũng như con người, áp xe ở chó mèo rất nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng. Những trường hợp chó mèo bị áp xe nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra đau đớn, viêm kéo dài và buộc phải sử dụng liệu pháp kháng sinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu, nguyên nhân cũng như biện pháp phòng tránh áp xe ở thú cưng.

Áp xe là gì?

Hiện tượng áp xe vùng mặt ở thú cưng

Hiện tượng áp xe vùng mặt ở thú cưng

Áp xe là một túi mủ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể: dưới da, chân răng, tuyến hậu môn hoặc trên bàn chân. Hiếm gặp hơn, áp xe thậm chí có thể xuất hiện bên trong gan, não và các cơ quan khác. Sưng tấy là do cả mủ, là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu và vi khuẩn, nhưng cũng là do các mô xung quanh bị viêm. Áp xe hầu như luôn do nhiễm trùng, mặc dù điều này có thể là thứ phát do một nguyên nhân cơ bản khác.

Dấu hiệu áp xe ở chó mèo

Sưng tấy đột ngột, bất thường là các dấu hiệu điển hình của áp xe. Nhưng bạn cũng nên để ý đến các dấu hiệu (hoặc triệu chứng) lâm sàng khác. Những điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực mà áp xe đã phát triển. Một số áp xe thường gặp: áp xe da, áp xe răng, áp xe tuyến hậu môn,…

Đối với áp xe da

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Rụng lông quanh vùng bị ảnh hưởng
  • Cắn hoặc liếm một khu vực cụ thể
  • Chất lỏng chảy ra từ ổ áp xe nếu nó bắt đầu vỡ ra. Điều này có thể khó phát hiện do lông của thú cưng, nhưng mùi nồng nặc hôi thối thường đi kèm với mủ chảy ra từ áp xe vùng lông có dịch mủ chảy có thể bết dính.

Đối với áp xe răng

  • Sưng tấy
  • Không cho chạm/ vuốt ve mặt
  • Giảm sự thèm ăn
  • Chảy nước dãi
  • Sốt
  • Hơi thở hôi
  • Hôn mê

Nguyên nhân gây áp xe ở chó mèo

Vi khuẩn xâm nhập trên vết thương hở là nguyên nhân chính chó mèo bị áp xe

Vi khuẩn xâm nhập trên vết thương hở là nguyên nhân chính chó mèo bị áp xe

Vết thương hoặc vết trầy xước là nguyên nhân chính gây ra áp xe trên da. Điều này là do chúng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thú cưng của bạn. Vết thương sẽ khép lại khi da lành lại, nhưng vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da có thể hình thành áp xe. Một số vi khuẩn tạo mủ như Staphylococcus, Escherichia coli, một số loài Streptococcus, Pseudomonas, Mycoplasma, Pasteurella multocida, Corynebacteria, Actinomyces, Nocardia và Bartonella. Vi khuẩn có thể sống và phát triển khi không có oxy, bao gồm Bacteroides, Clostridium và Fusobacteria.

  • Áp xe da có thể do động vật cắn hay côn trùng cắn, hoặc gãi ngứa móng có thể làm xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng tạo ổ áp xe.
  • Có thể sau tiêm (tiêm thuốc hoặc vaccine) không đúng cách hoặc dụng cụ không vô trùng sạch có thể sẽ trở thành áp xe.
  • Áp xe răng có thể là do răng miệng kém, cao răng nhiều, hoặc chấn thương vùng miệng hoặc gãy răng.
  • Áp xe tuyến hậu môn cũng hay gặp, điều này có thể xảy ra do thứ phát do dị ứng hoặc bệnh lý tiềm ẩn hoặc do tuyến hậu môn quá đầy chất bẩn và bị ảnh hưởng.

Ngăn chặn áp xe ở chó mèo

Thú cưng cũng có thể bị áp xe ở tuyến hậu môn do

Thú cưng cũng có thể bị áp xe ở tuyến hậu môn do không được vệ sinh sạch sẽ

Một số biện pháp mà bạn có thể làm để ngăn chặn áp xe ở thú cưng là:

  • Cho thú cưng của bạn đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Để ý đến vết thương hay vết trầy xước trên cơ thể thú cưng.
  • Phòng ve, rận bọ chét vì vết cắn của ký sinh trùng hay vết gãi ngứa quá nhiều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khu vực bị ảnh hưởng dẫn tới áp xe.
  • Giữ răng miệng sạch sẽ: vệ sinh răng miệng thường xuyên, nhất là sau những bữa ăn.
  • Kiểm tra tuyến hậu môn: bạn nên vệ sinh tuyến hậu môn định kỳ vắt tuyến hôi tháng 1 – 2 lần.

Điều trị áp xe cho chó mèo

Bạn nên đưa thú cưng của mình đến cơ sở thú y để được bác sĩ tư vấn điều trị và xử lý vết thương.

SAMYANG ANIMAL CLINIC đã cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao tại Việt Nam hơn 5 năm nay với hệ thống bệnh viện thú cưng mang chất lượng Hàn Quốc, bệnh viện thú đầu tiên được mở tại Trung Hòa, Hà Nội vào ngày 11/11/2015. Hiện tại toàn hệ thống có tổng 5 bệnh viện, 2 bệnh viện tại Hà Nội, 3 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, và 1 cơ sở chăm sóc cho thú cưng tại Hà Nội.